Thí sinh được nhiều lần xét tuyển
Cùng với nộp đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012, các trường đồng thời phải gửi báo cáo về các điều kiện xác định chỉ tiêu như quy mô đào tạo, đội ngũ giảng viên cơ hữu, cơ sở vật chất. Với các ĐH, trường ĐH, học viện, lấy số giảng viên có trình độ thạc sĩ làm cơ sở xác định chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo trình độ đại học, cao đẳng chính quy trong năm. Đối với các trường CĐ và trường TCCN, lấy số giảng viên có trình độ ĐH làm cơ sở xác định chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo trình độ CĐ và TCCN hệ chính quy trong năm.
Hai tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh là số học sinh, sinh viên chính quy/1 giáo viên, giảng viên quy đổi và diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo/1 sinh viên.
Theo dự kiến của Bộ GD-ĐT, tuyển sinh 2012 có nhiều thay đổi lớn có lợi cho thí sinh như sẽ bổ sung khối thi A1 với các môn toán, lý, ngoại ngữ và cho phép các trường tự công bố thông tin tuyển sinh về trường mình và tự chủ trong xét tuyển. Bộ sẽ không quy định các mốc thời gian tuyển sinh của từng đợt. Sau khi có kết quả thi, những thí sinh có điểm thi trên sàn sẽ được xét tuyển vào tất cả những trường có nhu cầu mà không bị khống chế bởi thời gian của từng đợt như trước đây.
Việc xét tuyển như thế nào, vào thời gian nào do các trường tự quyết định, chỉ cần báo cáo Bộ trước ngày 31/12 hằng năm. Đặc biệt, kỳ thi 2012,thí sinh không bị giới hạn về số lượng nguyện vọng mà được quyền cầm kết quả thi đến xét tuyển ở nhiều nơi, theo nhu cầu và phương thức xét tuyển của từng trường.
Nhiều trường “tốp trên” không tăng chỉ tiêu
Thông tin từ nhiều trường đại học “tốp trên” cho biết năm nay không thay đổi chỉ tiêu tuyển sinh. Trường ĐH Ngoại thương, theo bà Lê Thị Thu Thủy - Trưởng phòng đào tạo, năm nay trường không tăng chỉ tiêu tuyển sinh, sẽ giữ ổn định như năm 2011, tổng chỉ tiêu là 3.400, trong đó đại học là 3.300 chỉ tiêu, CĐ là 100 chỉ tiêu.
“Nếu Bộ tổ chức thi khối A1, trường sẽ tổ chức thi ở tất cả các ngành học” - bà Thủy cho hay.
ĐH Ngoại thương cho biết, nếu có khối A1, trường sẽ tổ chức thi vì phù hợp với những ngành trường đang đào tạo.
Trường ĐH Y Hà Nội, theo PGS.TS Nguyễn Hữu Tú, phó hiệu trưởng nhà trường, năm nay trường giữ ổn định chỉ tiêu như năm trước là 1.000 chỉ tiêu. Nhà trường dự kiến mở thêm ngành học mới ở hệ đào tạo liên thông.
Các trường thành viên của ĐH Quốc gia TPHCM cũng sẽ có thêm ngành mới. Cụ thể: Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn mở ngành Ngữ văn Ý (khối D1) tuyển 50 chỉ tiêu. Trường ĐH Khoa học Tự nhiên tuyển ngành kỹ thuật hạt nhân (khối A). Trường ĐH Kinh tế - Luật tuyển ngành kinh doanh quốc tế (khối A và D1).
Thông tin từ ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, vẫn giữ chỉ tiêu như năm trước là 5.500 để tập trung nâng cao chất lượng đào tạo. Theo đó, trường tổ chức tuyển sinh đào tạo hai ngành Bác sĩ đa khoa và Dược học.
Ông Lê Hữu Lập, Phó giám đốc Học viện Bưu chính viễn thông cho biết: “Học viện dự kiến tuyển sinh khối A, A1, D1 và chỉ tiêu vẫn giữ ổn định như năm trước là 2.650, chỉ giảm chỉ tiêu hệ liên thông”.
Học viện Ngân hàng sẽ giữ ổn định quy mô, tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm nay là 3.350, trong đó bậc ĐH là 2.300 và bậc CĐ là 1.050.
Trường ĐH Tài chính - Marketing có một số chuyên ngành sẽ được tách ra thành ngành mới. Cụ thể, trường sẽ tuyển 3 ngành mới gồm kinh doanh quốc tế, bất động sản và quản trị khách sạn. Mỗi ngành này sẽ tuyển khoảng 200 chỉ tiêu và thi khối A, D1.
Cùng với nộp đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012, các trường đồng thời phải gửi báo cáo về các điều kiện xác định chỉ tiêu như quy mô đào tạo, đội ngũ giảng viên cơ hữu, cơ sở vật chất. Với các ĐH, trường ĐH, học viện, lấy số giảng viên có trình độ thạc sĩ làm cơ sở xác định chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo trình độ đại học, cao đẳng chính quy trong năm. Đối với các trường CĐ và trường TCCN, lấy số giảng viên có trình độ ĐH làm cơ sở xác định chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo trình độ CĐ và TCCN hệ chính quy trong năm.
Hai tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh là số học sinh, sinh viên chính quy/1 giáo viên, giảng viên quy đổi và diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo/1 sinh viên.
Theo dự kiến của Bộ GD-ĐT, tuyển sinh 2012 có nhiều thay đổi lớn có lợi cho thí sinh như sẽ bổ sung khối thi A1 với các môn toán, lý, ngoại ngữ và cho phép các trường tự công bố thông tin tuyển sinh về trường mình và tự chủ trong xét tuyển. Bộ sẽ không quy định các mốc thời gian tuyển sinh của từng đợt. Sau khi có kết quả thi, những thí sinh có điểm thi trên sàn sẽ được xét tuyển vào tất cả những trường có nhu cầu mà không bị khống chế bởi thời gian của từng đợt như trước đây.
Việc xét tuyển như thế nào, vào thời gian nào do các trường tự quyết định, chỉ cần báo cáo Bộ trước ngày 31/12 hằng năm. Đặc biệt, kỳ thi 2012,thí sinh không bị giới hạn về số lượng nguyện vọng mà được quyền cầm kết quả thi đến xét tuyển ở nhiều nơi, theo nhu cầu và phương thức xét tuyển của từng trường.
Nhiều trường “tốp trên” không tăng chỉ tiêu
Thông tin từ nhiều trường đại học “tốp trên” cho biết năm nay không thay đổi chỉ tiêu tuyển sinh. Trường ĐH Ngoại thương, theo bà Lê Thị Thu Thủy - Trưởng phòng đào tạo, năm nay trường không tăng chỉ tiêu tuyển sinh, sẽ giữ ổn định như năm 2011, tổng chỉ tiêu là 3.400, trong đó đại học là 3.300 chỉ tiêu, CĐ là 100 chỉ tiêu.
“Nếu Bộ tổ chức thi khối A1, trường sẽ tổ chức thi ở tất cả các ngành học” - bà Thủy cho hay.
ĐH Ngoại thương cho biết, nếu có khối A1, trường sẽ tổ chức thi vì phù hợp với những ngành trường đang đào tạo.
Trường ĐH Y Hà Nội, theo PGS.TS Nguyễn Hữu Tú, phó hiệu trưởng nhà trường, năm nay trường giữ ổn định chỉ tiêu như năm trước là 1.000 chỉ tiêu. Nhà trường dự kiến mở thêm ngành học mới ở hệ đào tạo liên thông.
Các trường thành viên của ĐH Quốc gia TPHCM cũng sẽ có thêm ngành mới. Cụ thể: Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn mở ngành Ngữ văn Ý (khối D1) tuyển 50 chỉ tiêu. Trường ĐH Khoa học Tự nhiên tuyển ngành kỹ thuật hạt nhân (khối A). Trường ĐH Kinh tế - Luật tuyển ngành kinh doanh quốc tế (khối A và D1).
Thông tin từ ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, vẫn giữ chỉ tiêu như năm trước là 5.500 để tập trung nâng cao chất lượng đào tạo. Theo đó, trường tổ chức tuyển sinh đào tạo hai ngành Bác sĩ đa khoa và Dược học.
Ông Lê Hữu Lập, Phó giám đốc Học viện Bưu chính viễn thông cho biết: “Học viện dự kiến tuyển sinh khối A, A1, D1 và chỉ tiêu vẫn giữ ổn định như năm trước là 2.650, chỉ giảm chỉ tiêu hệ liên thông”.
Học viện Ngân hàng sẽ giữ ổn định quy mô, tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm nay là 3.350, trong đó bậc ĐH là 2.300 và bậc CĐ là 1.050.
Trường ĐH Tài chính - Marketing có một số chuyên ngành sẽ được tách ra thành ngành mới. Cụ thể, trường sẽ tuyển 3 ngành mới gồm kinh doanh quốc tế, bất động sản và quản trị khách sạn. Mỗi ngành này sẽ tuyển khoảng 200 chỉ tiêu và thi khối A, D1.