Ai đi ngang thì hay giúp ông cụ....mỗi ngày cố gắng làm 1 việc tốt... Tài sản mà ông sở hữu khi đi qua gần hết một kiếp người là thân già bệnh tật, người vợ bị tai biến mạch máu não, đứa con trai độc nhất bị tâm thần và những tháng ngày mưu sinh không mệt mỏi nơi đất khách... Ông lão run rẩy cố mặc thêm chiếc quần dài. Trời cuối ngày se lạnh. Với thanh niên nam nữ, đây là thời tiết lý tưởng để dạo chơi, nhưng với sức của một người ngoài tám mươi, ông không chịu được. Ông là Lê Văn Mười, 80 tuổi, nhà ngụ tại 14/5 ấp Hòa Long, xã Vĩnh Phú, huyện Thuận An, Bình Dương. Sáng sớm, khi đường phố Sài Gòn còn thưa tiếng xe, ông Mười đã lên đường lấy hàng trên chiếc xe đạp cũ kỹ. Hàng của ông là dăm ba nải chuối nhỏ, vài xâu bánh giò, bánh ít. Ông bảo, chuối là của Bến Tre đưa lên, bánh thì từ Long An, ông phải đi lấy hàng từ sớm, khi người ta vừa chuyển hàng lên, mới mong kiếm được chút tiền lời. 7 giờ sáng, ông đã có mặt tại một góc của chợ Tầm Vu để bắt đầu buổi chợ. 15 giờ chiều, ông Mười chuyển “địa bàn” lên mép cầu Kinh Thanh Đa (đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh) và ngồi thu lu bên dòng xe cộ đông đúc cho tới 23 giờ.
Đó là một ngày bận rộn như mọi ngày của ông lão. Quê ông ở Bình Dương, một mình lên Sài Gòn “kinh doanh” đã hai chục năm có lẻ. Anh con trai độc nhất của hai vợ chồng, sống cuộc đời bình thường được hai mươi mấy năm rồi trong một lần đi chơi bị đám thanh niên đánh chấn thương sọ não, tâm thần từ đấy. Ông bảo: “Hai vợ chồng già có mỗi mụn con, bao nhiêu hy vọng đều đặt vào nó, mong tới ngày thấy con thành đạt trưởng thành, giờ thì khi nào tỉnh nó về ăn cơm, không thì lang thang đầu đường xó chợ, đau xót lắm”. Vợ ông, bà Châu, cũng bị tai biến mạch máu não từ 7 năm nay. Kể từ lúc bà đau, số tiền bán mảnh vườn sau khi sửa sang ngôi nhà,
còn lại định để dành lúc ngặt nghèo cũng ra đi. Ông bảo, mỗi khi trái gió trở trời, cơn đau hành hạ bà, muốn ở bên chăm sóc nhưng cũng chẳng làm được. Một mình mưu sinh nuôi hai người thân, tưởng chừng thân già như ông không thể cáng đáng nổi. Vậy mà đã hai mươi năm…
..
Ông bảo ông không ăn sáng, bởi “nhịn một nắm xôi là được một đồng đem về cho bà chữa bệnh”. Buổi trưa và tối nhiều người thương tình hay đem tới thức ăn đến cho. Suốt buổi trò chuyện, ông hay nhắc tới chú Hùng lái xe Đài truyền hình HTV, chú bán háo trắng… Đó là những người ngày nào cũng giúp đỡ ông lão chuyện cơm nước. Nhìn dáng ông gầy gò ngồi co ro bên thành cầu, ai cũng thương, nên “cửa hàng” ông tuy chỉ những món hàng thời vụ nhưng khá đông khách. Mua một nải chuối, khách hàng cho ông thêm vài ba ngàn là chuyện thường. Thỉnh thoảng một vài người ngang qua, không mua gì nhưng cũng cho ông ít tiền. Ông run run: “Người ta cho, ông cũng nằn nì người ta lấy vài ba cái bánh, rồi nải chuối. Ai cũng khó khăn lắm mới làm ra đồng tiền. Mình còn sức lao động mà nhận của người ta hoài, cũng không phải…”. Tôi không biết “sức lao động” của ông còn được bao nhiêu nhưng đã có lần ông phải nhập viện. Sức khỏe yếu, bác sỹ khuyên nên ở nhà dưỡng bệnh. Nhưng chỉ được mấy hôm rồi lại thấy ông lão co ro bên góc cầu Kinh. Người ta gọi ông là Mười Kinh cũng vì lẽ đó. Ông cười nói: “Ông là người kinh doanh “chui” vì đã rất nhiều lần ông bị công an trật tự bắt. Có lần, người ta thu cả người, cả xe và hàng hóa. Nhưng rồi thấy tội, lại cho đem về. Có những hôm bán không hết hàng, nhìn mấy nải chuối héo queo, mấy trái đu đủ tím bầm vì không chịu nổi cái nắng gay gắt, biết bà ở nhà sẽ bớt một ngày thuốc mà ruột ông đau như cắt. “Dù khó khăn nhưng ông vẫn vui vì có nhiều người thương. Tắm rửa thì có anh bảo vệ ở nhà máy nước Tầm Vu cho dùng, tối ngủ thì người ta cho mượn cái mái hiên nhà, mắc thêm chiếc võng là xong, cũng tránh được mưa nắng”, ông chia sẻ. Mười ngày hay hai tuần ông mới về nhà một lần thăm bà. Đạp xe hơn hai chục cây số, đem thuốc thang và những buồn vui “nghề nghiệp” làm quà, ở lại với bà hai ba ngày rồi lại lên. Vợ ông ở nhà cũng may có mấy đứa cháu chăm sóc, nên ông yên tâm buôn bán. Ở tuổi ngoại bát tuần, mắt ông đã mờ, không nhìn thấy rõ nữa. “Mới đây có hai cô bên quận 10, giúp ông đi mổ mắt, chi phí hết 4 triệu đồng. Sống nơi đất khách quê người, nếu không có những tấm lòng hảo tâm, có lẽ ông không trụ lại lâu dài được, cháu à”, ông lão bộc bạch. Đã 23h, ông lão lên chiếc xe đạp đã mòn dấu thời gian, sau lưng là chiếc sọt sắt chứa mấy nải chuối chưa bán hết, xuôi về phía chợ Thanh Đa. Lại một đêm không nhà để ngày mai tiếp tục mưu sinh… Các bạn của tôi, ít nhất nếu có cơ hội đi qua hàng của cụ, hãy dừng lại trò chuyện và mua hàng giúp cụ nhé! Khó khăn trong cuộc sống, đau khổ trong gia đình, và với cụ còn là cả không người tâm sự. Đôi khi những lời quan tâm thăm hỏi, chia sẻ, sẽ có ý nghĩa thật lớn, làm cụ thêm ấm lòng và không cảm thấy cô độc trong cuộc sống này!
Đó là một ngày bận rộn như mọi ngày của ông lão. Quê ông ở Bình Dương, một mình lên Sài Gòn “kinh doanh” đã hai chục năm có lẻ. Anh con trai độc nhất của hai vợ chồng, sống cuộc đời bình thường được hai mươi mấy năm rồi trong một lần đi chơi bị đám thanh niên đánh chấn thương sọ não, tâm thần từ đấy. Ông bảo: “Hai vợ chồng già có mỗi mụn con, bao nhiêu hy vọng đều đặt vào nó, mong tới ngày thấy con thành đạt trưởng thành, giờ thì khi nào tỉnh nó về ăn cơm, không thì lang thang đầu đường xó chợ, đau xót lắm”. Vợ ông, bà Châu, cũng bị tai biến mạch máu não từ 7 năm nay. Kể từ lúc bà đau, số tiền bán mảnh vườn sau khi sửa sang ngôi nhà,
còn lại định để dành lúc ngặt nghèo cũng ra đi. Ông bảo, mỗi khi trái gió trở trời, cơn đau hành hạ bà, muốn ở bên chăm sóc nhưng cũng chẳng làm được. Một mình mưu sinh nuôi hai người thân, tưởng chừng thân già như ông không thể cáng đáng nổi. Vậy mà đã hai mươi năm…
..
Ông bảo ông không ăn sáng, bởi “nhịn một nắm xôi là được một đồng đem về cho bà chữa bệnh”. Buổi trưa và tối nhiều người thương tình hay đem tới thức ăn đến cho. Suốt buổi trò chuyện, ông hay nhắc tới chú Hùng lái xe Đài truyền hình HTV, chú bán háo trắng… Đó là những người ngày nào cũng giúp đỡ ông lão chuyện cơm nước. Nhìn dáng ông gầy gò ngồi co ro bên thành cầu, ai cũng thương, nên “cửa hàng” ông tuy chỉ những món hàng thời vụ nhưng khá đông khách. Mua một nải chuối, khách hàng cho ông thêm vài ba ngàn là chuyện thường. Thỉnh thoảng một vài người ngang qua, không mua gì nhưng cũng cho ông ít tiền. Ông run run: “Người ta cho, ông cũng nằn nì người ta lấy vài ba cái bánh, rồi nải chuối. Ai cũng khó khăn lắm mới làm ra đồng tiền. Mình còn sức lao động mà nhận của người ta hoài, cũng không phải…”. Tôi không biết “sức lao động” của ông còn được bao nhiêu nhưng đã có lần ông phải nhập viện. Sức khỏe yếu, bác sỹ khuyên nên ở nhà dưỡng bệnh. Nhưng chỉ được mấy hôm rồi lại thấy ông lão co ro bên góc cầu Kinh. Người ta gọi ông là Mười Kinh cũng vì lẽ đó. Ông cười nói: “Ông là người kinh doanh “chui” vì đã rất nhiều lần ông bị công an trật tự bắt. Có lần, người ta thu cả người, cả xe và hàng hóa. Nhưng rồi thấy tội, lại cho đem về. Có những hôm bán không hết hàng, nhìn mấy nải chuối héo queo, mấy trái đu đủ tím bầm vì không chịu nổi cái nắng gay gắt, biết bà ở nhà sẽ bớt một ngày thuốc mà ruột ông đau như cắt. “Dù khó khăn nhưng ông vẫn vui vì có nhiều người thương. Tắm rửa thì có anh bảo vệ ở nhà máy nước Tầm Vu cho dùng, tối ngủ thì người ta cho mượn cái mái hiên nhà, mắc thêm chiếc võng là xong, cũng tránh được mưa nắng”, ông chia sẻ. Mười ngày hay hai tuần ông mới về nhà một lần thăm bà. Đạp xe hơn hai chục cây số, đem thuốc thang và những buồn vui “nghề nghiệp” làm quà, ở lại với bà hai ba ngày rồi lại lên. Vợ ông ở nhà cũng may có mấy đứa cháu chăm sóc, nên ông yên tâm buôn bán. Ở tuổi ngoại bát tuần, mắt ông đã mờ, không nhìn thấy rõ nữa. “Mới đây có hai cô bên quận 10, giúp ông đi mổ mắt, chi phí hết 4 triệu đồng. Sống nơi đất khách quê người, nếu không có những tấm lòng hảo tâm, có lẽ ông không trụ lại lâu dài được, cháu à”, ông lão bộc bạch. Đã 23h, ông lão lên chiếc xe đạp đã mòn dấu thời gian, sau lưng là chiếc sọt sắt chứa mấy nải chuối chưa bán hết, xuôi về phía chợ Thanh Đa. Lại một đêm không nhà để ngày mai tiếp tục mưu sinh… Các bạn của tôi, ít nhất nếu có cơ hội đi qua hàng của cụ, hãy dừng lại trò chuyện và mua hàng giúp cụ nhé! Khó khăn trong cuộc sống, đau khổ trong gia đình, và với cụ còn là cả không người tâm sự. Đôi khi những lời quan tâm thăm hỏi, chia sẻ, sẽ có ý nghĩa thật lớn, làm cụ thêm ấm lòng và không cảm thấy cô độc trong cuộc sống này!